Tổng quan về bệnh vảy nến

Tổng quan về bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là 1 trong những bệnh ngoài da phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc và ở bất kỳ đâu. Đặc điểm của bệnh vảy nến là tiến triển dai dẳng và thường xuyên quay trở lại khi gặp điều kiện thích hợp.

1. Bệnh vảy nến là gì?
Bệnh vảy nến là 1 trong những bệnh tự miễn kéo dài, do sự rối loạn nội tiết tạo nên 1 màng ngăn bám chặt trên da. Màng bám này sẽ tăng sinh tế bào nhanh gấp 10 lần tế bào bình thường rồi chết. Tuy nhiên, thay vì chết đi như những tế bào bình thường thì nó lại bám trên da và tạo thành vảy màu trắng như vảy cây xà cừ.

Chúng thường xuất hiện nhiều ở đầu gối, ở khuỷu tay, ở da đầu, và đôi khi xuất hiện trên toàn thân, kể cả ở bàn tay và bàn chân, hay ở mặt…

2. Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến có thể do 1 trong các nguyên nhân sau gây ra:
-  Rối loạn hệ miễn dịch: 1 số tế bào miễn dịch thay vì tấn công các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể qua da như: vi khuẩn, virus… thì nó lại tác động vào chính biểu bì da, khiến cho các tế bào này nhanh chóng bị chết đi và hình thành nên các mảng bám
-  Di truyền: Theo các nghiên cứu có khoảng 30% ca bệnh nhân có nguyên nhân gây bệnh là yếu tố gia đình (cha, mẹ, anh chị em ruột hay họ hàng trực hệ); 70% các cặp song sinh cùng mắc bệnh.
-  Môi trường ô nhiễm: Môi trường bụi bẩn, hay ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, thức ăn… gây ra nhiều bệnh, trong đó có bệnh vảy nến.
-  Stress: Đây là yếu tố làm bệnh quay lại hoặc trở nên nặng thêm.
-  Thuốc: Bệnh vảy nếncó thể xuất hiện sau khi sử dụng 1 số loại thuốc như: ức chế beta kéo dài, lithium, và đặc biệt là sau khi sử dụng thuốc có chứa thành phần Corticoid.
-  Chấn thương thượng bì: Những vùng da bị tổn thương không được hỗ trợ điều trị liệu kịp thời và đúng cách sẽ để lại những hậu quả lâu dài, và điển hình là làm khởi phát bệnh vảy nến.

3. Triệu chứng của bệnh vảy nến
-  Thương tổn da
+ Bệnh vảy nến có biểu hiện trên da rõ nét nhất bằng các dát đỏ có vảy trắng phủ lên trên bề mặt, vảy dày, gây ngứa, khó chịu, có nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong ra, giống như giọt nến.
+ Các lớp da bong tróc ra có dấu hiệu bị lan rộng ra vùng da đầu, hay vùng đầu gối, hoặc vùng khủy tay, và có khi lan ra toàn thân, kích thước thương tổn từ 1- 20 cm hoặc lớn hơn nữa.
-  Thương tổn khớp
Biểu hiện thường gặp nhất là người bệnh bị viêm khớp mạn tính, biến dạng khớp, hoặc cứng khớp, lệch khớp, làm cho bệnh nhân cử động đi lại rất khó khăn.
-  Thương tổn móng
Các móng bị ngả màu vàng đục, có chấm lỗ rỗ hoặc hình gợn sóng trên bề mặt móng. Móng rất dễ mủn, dễ gãy, nhiều người bệnh còn mất cả móng.

4. Các biến chứng của bệnh vảy nến
- Dày da và nhiễm trùng da do vi khuẩn gây nên khi da bị trầy xước do gãi, và nguy hiểm hơn là vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng máu.
- Khi vảy nến biến chứng thành thể mù thì việc tiết dịch mủ gây mất nước, mất cân bằng điện trên da khiến người bệnh bị suy giảm sức đề kháng, gây chán ăn, mệt mỏi.
Vảy nến gây khô da, dẫn tới làn da sần sùi, mất thẩm mỹ làn da, khiến người bệnh dễ tự ti, dễ sinh cáu gắt, gây trầm cảm.
Bệnh vảy nến còn có thể dẫn đến các bệnh như bệnh tiểu đường, béo phì, các vấn đề tim mạch và có thể sẽ di truyền sang con cái.
Bệnh vảy nến có thể tiến triển sang viêm khớp vảy nến gây đau đớn, nóng và đỏ khớp, làm bệnh nhân khó cử động, ngón tay bị sưng, cơ thể mệt mỏi và sốt.

Tổng quan về bệnh vảy nến
Biến chứng viêm khớp vảy nến

5. Phương pháp hỗ trợ điều trị vảy nến
Hiện nay bệnh vảy nến vẫn chưa có phương pháp hỗ trợ điều trị hết bệnh nhưng nếu hỗ trợ điều trị đúng cách thì có thể kiểm soát được bệnh.

Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiện nay chủ yếu nhằm:
Kiểm soát triệu chứng ngứa, hay đóng vảy và làm giảm đau khớp
Giảm diện tích da bị tổn thương do bệnh gây nên
Giúp làm sạch vùng da có mảng vảy nến, và đẩy lui bệnh
Phòng ngừa các biến chứng của bệnh như vảy nến toàn thân, nổi ban đỏ da, biến dạng khớp
Giảm thiểu hoặc loại trừ những tác động tâm lý gây bất lợi do bệnh gây ra
Ngăn ngừa bệnh quay lại.

Một số phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến hiện nay:
-  Thuốc bôi: không cần kê toa. Bệnh nhân có thể bôi trước khi đi ngủ, có thể, bọc vùng da này lại bằng 1  tấm chất dẻo (ví dụ như Saran Wrap).
-  Thuốc tiêm: Thuốc này thường dùng trong vảy nến trung bình và nặng.
-  Các loại dầu gội đặc biệt (shampoo) dùng cho vảy nến da đầu
-  Thuốc uống:  dùng cho các trường hợp bệnh nặng

-  Phơi nắng: tia cực tím trong ánh sáng mặt trời có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến, nhưng không nên phơi nắng quá lâu bởi nếu để da bị bỏng nắng, bệnh sẽ trở nặng thêm. Vì vậy nên dùng thuốc chống nắng trên những vùng da bình thường, đặc biệt là vùng da mặt.
Share on Google Plus

About Phạm Thu Hương

Chúng tôi chuyên kinh doanh những sản phẩm phẩm độc đáo không có trên thị trường

0 comments :

Post a Comment